Trụ cột điện bị ngã sau bão và vấn đề thiết kế bulong

Bulong cong hay thẳng

Ngày 22/4/2016 gió lốc giật mạnh khiến 2 cột điện 500Kv tại xã Tiến Dũng, huyện Yên Dùng, Bắc Giang ngã đổ. Đường dây 500 Kv Quảng Ninh-Hiệp Hòa là dự án năng lượng cấp I, với mức đầu tư lên tới hơn 2.260 tỷ đồng, nghiệm thu vào ngày 26/7/2015.
Sau khi sự việc sảy ra, nhiều người dân cho rằng, bulong ở chân cột bị thẳng và ngắn như vậy là không đúng.
Theo nhiều thông tin từ người dân khu vực, hình dạng bulong lúc giám định là cong, khác với hình dạng lúc đầu sau khi ngã.
Theo ông Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 “bulong cong hay thẳng (bị thay đổi) anh không để ý. Theo thiết kế bulong là thẳng, cong là nó bị bẻ nó mới cong, tức là họ gập để họ rút ra khỏi cái chân. Không bao giờ ai làm cong, cong là ghè ra để rút khỏi”
Tuy nhiên, khi lấy bulong bàn giao cho đơn vị chức năng, kết luận sử dụng máy khò nhiệt để cắt bu lông chứ không phải là rút!

bulong anh phát

Chất lượng bê tông có vấn đề hay đổ lỗi cho trại vịt?

Nhiều người dân địa phương cho biết cột điện bị lắc lư cỡ 10 phút, sau đó ngã. Theo đó, nhiều câu hỏi đặt ra : Liệu có phải liên kết giữa móng và chân cột không đúng theo yêu cầu kĩ thuật hoặc về mặt thiết kế nên xảy ra vấn đề?
Ông Tuấn giải thích cho vấn đề trên là do bản thân đất móng cao hơn mặt bê tông, bên cạnh do trại vịt, đất cát có nhiều bụi lẫn trong đó. Khi lấy mẫu bê tông phải lấy hết đất cát, sạch sẽ mới nói được. Chứ lúc phá hủy rồi, trại vịt người ta quăng đủ các thứ thì nó không khẳng định được bản chất của vấn đề.
Tuy nhiên, bụi của trại vịt, và đất cát quanh hiện trường liệu có làm bê tông rời rạc được hay không? Điều này vẫn đặt ra nhiều nghi vấn, chưa làm thỏa mãn được thắc mắc của nhiều người.

bulong

Nhiều nghi vấn xung quanh chất lượng bê tông

Bàn về vấn đề thiết kế bu lông cong hay thẳng, theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam phân tích: Quan trọng là bulong neo chặt được vào bê tông móng, thẳng cũng được nhưng nó phải đủ độ dài, ngắn quá thì không đủ lực liên kết cho bê tông.

Thứ hai, thép tròn không có gờ ( không gai) thì người ta uốn 1 cái móc phía dưới(dạng bulong neo J) để giữ chặt liên kết.
Nguyên lý của bulong móng (neo), là để neo cột lại, không thể kéo tụt, nếu bulong chịu không nổi thì chúng đứt chứ không phải tuột ra, ở đây là thấy nó kéo tuột ra, về nguyên lý bulong là sai.

bulong


Còn về bê tông, theo ông Liêm: Bê tông có vẻ không đủ cường độ, vì thấy nó nát vụn, tuy nhiên cần phải kiểm tra lại, lấy mẫu thử khoan thử xem cái bê tông móng có đạt thiết kế không.

 (Nguồn pháp luật plus)

 

Bài viết liên quan